(ĐTCK) – Trong bối cảnh vàng thế giới đảo chiều giảm nhẹ sau báo cáo việc làm yếu hơn dự báo, vàng trong nước cũng nhanh chóng điều chỉnh khi mở cửa sáng 8/3.
Tại thị trường nội địa, sau khi tăng 400.000 đồng/lượng vào ngày hôm qua, giá vàng SJC do Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết mở cửa sáng nay đã giảm 200.000 đồng/lượng, hiện đứng ở mức 90,9 – 92,9 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Thương hiệu Vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng ghi nhận sự điều chỉnh, với giá chiều mua vào giảm 300.000 đồng/lượng và giá bán giảm 200.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, hiện niêm yết ở mức 91,7 – 93,3 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường quốc tế, giá vàng giao ngay tại Mỹ chốt phiên hôm qua giảm nhẹ 1,6 USD, xuống còn 2.909,6 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng tương lai giao tháng 4/2025 trên sàn Comex New York giảm 12,5 USD, tương đương 0,43%, xuống mức 2.914,1 USD/ounce.

Vàng vẫn chứng kiến phiên biến động nhẹ sau báo cáo kinh tế quan trọng của Hoa Kỳ yếu hơn dự kiến. Cụ thể, báo cáo việc làm tháng 2 từ Bộ Lao động cho thấy số lượng bảng lương phi nông nghiệp tăng 151.000, thấp hơn dự báo đồng thuận 170.000 và so với mức tăng đã điều chỉnh 125.000 của tháng 1. Tỷ lệ thất nghiệp ghi nhận là 4,1%, gần như tương đương với báo cáo tháng 1 (dự kiến 4,0%).
Sau đợt bán tháo mạnh vào tuần trước, thị trường vàng đã phục hồi và kết thúc tuần trên mức 2.900 USD/ounce. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cảnh báo rằng hiện nay diễn biến giá có phần mất phương hướng và cần có chất xúc tác mới để đẩy giá vượt mốc 3.000 USD/ounce.
Sự bất ổn toàn cầu, do chính sách thuế quan “lúc có lúc không” của Tổng thống Donald Trump và những bất ổn từ cuộc chiến thương mại toàn cầu, đang hỗ trợ giá vàng. Mặc dù phần lớn sự hỗn loạn này đã được phản ánh vào giá, nhiều chuyên gia vẫn theo dõi sát các chương trình chi tiêu mới của châu Âu. Đầu tuần này, Liên minh châu Âu công bố một quỹ trị giá 1 nghìn tỷ euro nhằm tăng chi tiêu quân sự, trong khi Đức cũng đang dự tính đẩy mạnh chi tiêu cho quân đội và cơ sở hạ tầng.
Sự chuyển hướng chú ý về châu Âu đã thu hút dòng vốn mới đổ vào đồng euro, đẩy chỉ số USD xuống mức thấp nhất kể từ khi Trump đắc cử. Tuy nhiên, vàng không tận dụng được sự suy yếu đáng kể của đồng đô la cũng như dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ không tạo ra nhiều định hướng cho kim loại quý này.
Vào thứ Sáu, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell tại một hội nghị tiền tệ ở New York đã nhấn mạnh lập trường trung lập của FED, khẳng định không vội cắt giảm lãi suất do thị trường lao động vẫn tương đối ổn định và rủi ro lạm phát vẫn cao.
Dù đối mặt với một số thách thức ngắn hạn, nhiều nhà phân tích vẫn duy trì quan điểm lạc quan về vàng và coi bất kỳ mức giảm giá nào cũng là cơ hội mua vào. Với giá vàng thế giới hiện tại khoảng 2.909,6 USD/ounce, khi quy đổi sang VND (đã bao gồm thuế và phí gia công) giá vàng đạt khoảng 91,1 triệu đồng/lượng, cho thấy chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước và giá vàng thế giới chỉ còn khoảng 1,8 triệu đồng/lượng.
Ở thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) mở cửa sáng nay đứng ở mức 104,11 điểm. Tỷ giá trung tâm cuối tuần qua do Ngân hàng Nhà nước công bố là 24.730 đồng/USD, với biên độ dao động theo quy định +/-5% từ 23.494 đến 25.967 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết ở mức 23.544 đồng/USD (mua vào) và 25.916 đồng/USD (bán ra). Ngoài ra, tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại lớn như VCB, BIDV, VietinBank, Techcombank, ACB giao dịch quanh mức 25.300 – 25.690 đồng/USD. Tại thị trường Hà Nội sáng nay, giá USD tự do mua vào khoảng 25.710 đồng/USD và bán ra là 25.810 đồng/USD.
Tin tức nổi bật
Cập nhật giá vàng chốt phiên 7.3: Phá đỉnh 93,5 triệu đồng
Động thái lạ của giá vàng khi FED duy trì lập trường trung lập
‘Say sóng’ giá vàng: Nữ lãnh đạo kinh doanh vàng giả gây bão truyền thông
Bài viết liên quan
Giá vàng hôm nay 20/4/2023: Chênh lệch mua bán vàng nhẫn cao gấp đôi vàng miếng
Giá vàng 19.04.2025: Đồng loạt giảm mạnh sau chỉ đạo nóng của phó thủ tướng
Giá vàng hôm nay 18/4/2025: Vàng nội địa lập kỷ lục 120 triệu đồng/lượng